Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Một số công dụng bất ngờ của [I'm From] Honey Mask

Mình giới thiệu sơ qua một chút về tình yêu nhỏ của mình: [I'm From] Honey Mask nhé.

kara floss i'm from honey mask
[I'm From] Honey Mask
Đây là một sản phẩm đến từ hãng I'm From - một hãng mĩ phẩm mới của Hàn với các sản phẩm có thành phần tự nhiên, vô cùng lành tính và được các beauty blogger đánh giá rất cao về công dụng và độ an toàn cho da. Sản phẩm này cũng vậy. Honey Mask - Mặt nạ mật ong chứa đến 38.7% mật ong nguyên chất từ làng Jiri Werl-Peyung, Hàn Quốc có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho da, dưỡng ẩm sâu và làm mờ vết thâm, tẩy tế bào chết nhẹ, cho làn da sáng, khỏe, rực rỡ. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều loại dưỡng chất khác có lợi cho da như dầu Macadamia, sáp ong, nhớt ốc sên, dầu hạt hướng dương, dầu jojoba, chiết xuất từ cây hòe và trái bưởi chùm, nước hoa sen và nước tre.

Làng Jiri Werl-Peyung, Hàn Quốc nằm trên núi Jiri, là nơi có rất nhiều loại thảo dược. Mật ong ở đây chứa hơn 1,000 loại thảo dược và hoa, có hiệu quả hơn nhiều so với các loại mật ong thông thường.

Sản phẩm có thành phần lành tính, không chứa hương liệu, màu nhân tạo, talc, benzophenone và sulfate.

Cách dùng: Sau khi rửa mặt, đắp mặt nạ nên da trong vòng từ 10-60 phút, sau đó rửa sạch.


Tuy nhiên, bên cạnh dùng làm mặt nạ, sản phẩm còn có nhiều công dụng hay ho khác nữa nhé:

1. Làm xẹp mụn khẩn cấp: Trong mật ong có chứa các thành phần giúp diệt khuẩn. Do đó, khi nổi mụn bạn có thể dùng em Honey Mask để cấp cứu bằng cách đắp lên vùng da nổi mụn khoảng từ 10-15 phút nhé.
kara floss i'm from honey mask

2. Mặt nạ cho tóc: Trộn đều với tỷ lệ 2 Honey Mas : 1 Honey oil, sau đó bôi lên vùng tóc bị hư tổn trong khoảng 20-30 phút rồi xả sạch với nước, tóc sẽ trở nên mềm và bóng, thích lắm ạ. (Nếu các bạn không có Honey oil thì cũng có thể dùng chung với loại dầu nền khác nhé.)

kara floss i'm from honey mask

3. Tẩy da chết cho môi: Trộn hỗn hợp 2 Honey Mask : 1 đường sau đó massage nhẹ nhàng trên môi khoảng 5 phút. Môi của bạn sẽ được lấy đi tế bào chết hiệu quả mà vẫn được dưỡng ẩm hiệu quả.

kara floss i'm from honey mask

4. Dùng bảo vệ da khi tẩy lông: Bạn tạo bọt xà phòng rồi trộn với tỷ lệ 2 xà phòng : 1 Honey mask. Điều này sẽ giúp da bạn không bị tổn thương hay khô ráp sau khi tẩy lông.

kara floss i'm from honey mask

5. Dưỡng móng tay: Các thành phần từ sơn móng tay hay từ chất tẩy móng thường làm móng tay khô và dễ gãy. Bạn có thể dùng Honey mask để dưỡng móng rất hiệu quả, móng sẽ trở nên bóng và khỏe hơn nhiều nhé.

kara floss i'm from honey mask

6. Loại bỏ quầng thâm mắt: Một công dụng cực yêu của Honey Mask nhé. Bạn có thể dùng sản phẩm bôi lên vùng da dưới mắt khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Quầng thâm mắt sẽ được cải thiện đáng kể nhé.

kara floss i'm from honey mask

Tổng hợp từ Wishtrade

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

CẤU TRÚC CỦA DA

Để hiểu rõ nhất về làn da và có cách chăm sóc tốt nhất, chúng ta cần phải hiểu rõ về cấu trúc của da. Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, chiếm 16% trọng lượng cơ thể và có diện tích bề mặt lên đến 1.8m2.

Cấu trúc da gồm 3 phần chính: Epidermis (lớp biểu bì), Dermis (lớp hạ bì) và Hypodermis.


cấu trúc da kara floss
Cấu trúc da

I. CẤU TRÚC DA

1. 1. Epidermis (lớp biểu bì)



Đây là lớp ngoài cùng của da, hoạt động như rào cản giữa cơ thể và môi trường. Lớp biểu bì là biểu mô vảy phân tầng. Tế bào chính của lớp biểu bì và những keratinocyte (tế bào sừng) có tác dụng tổng hợp protein keratin. Các cầu nối protein được gọi là các thể liên kết (desmosome) kết nối các tế bào sừng trong trạng thái chuyển đổi liên tục từ các lớp sâu bên trong thành các lớp bên ngoài. Bốn lớp riêng biệt của lớp biểu bì được tạo thành bởi các giai đoạn khác nhau của quá trình keratin hóa. Từ trong ra ngoài, lớp biểu bì bao gồm:

Stratum basale (lớp đáy)

Stratum spinosum (lớp gai)
Stratum granulosum (lớp hạt)
Stratum corneum (lớp sừng)

1.1.1. Stratum basale (lớp đáy)

Là lớp trong cùng của biểu bì nằm liền kề với lớp hạ bì (dermis), bao gồm chủ yếu là các tế bào sừng phân chia và không phân chia. Khi các tế bào sừng phân chia và biệt hóa, chúng sẽ di chuyển từ lớp sâu hơn đến bề mặt da. Một tỷ lệ nhỏ các tế bào thuộc lớp đáy có nhiệm vụ sản sinh melanin (sắc tố). Melanin giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím (tia UV).

1.1.2. Stratum spinosum (lớp gai)

Khi các tế bào ở lớp đáy sinh sản và trưởng thành, chúng di chuyển lên các tầng trên hình thành lên lớp gai. Lớp gai gồm các tế bào hình đa giác, xếp thành từ 6-20 lớp, càng về phía ngoài các tế bào dẹt dần. Các tế bào này liên kết với nhau bằng những cầu nối.

1.1.3.  Stratum granulosum (lớp hạt)

Tiếp tục quá trình di chuyển của các tế bào lên bề mặt, các tế bào dẹt đi, bên trong bào tương có nhiều hạt keratohyalin tiền sừng, thể hiện hình ảnh đã có sự thoái triển của các tế bào biểu mô.

1.1.4. Stratum corneum (lớp sừng)

Kết quả cuối cùng của sự trưởng thành tế bào sừng (keratinocyte), các tế bào bị sừng hóa, không có khả năng phát triển và tồn tại độc lập được gọi là corneocyte. Lớp sừng chứa khoảng 10-30 lớp corneocyte và mỗi corneocyte có độ dày trung bình 1 micromet, tùy thuộc các yếu tố như: Tuổi tác, vị trí trên cơ thể, tiếp xúc với tia UV.

Ngoài ra, stratum lucisum (lớp sáng) là một lớp mỏng các tế bào mờ trong lớp biểu bì dày, có vân và không có lông và tuyến bã. Nó đại diện cho quá trình chuyển đổi từ tầng granusum sang tầng sừng và thường không có trong các lớp biểu bì mỏng.

Quá trình các tế bào sừng ở lớp đáy được phân chia, biệt hóa và di chuyển dần ra lớp sừng ngoài cũng rồi bong ra được gọi là quá trình sừng hóa. Quá trình này diễn ra liên tục, giúp da được liên tục thay mới và đảm bảo chức năng bảo vệ cơ thể. Thời gian của tế bào sừng từ khi được phân chia và di chuyển đến lớp sừng ngoài cùng là khoảng 28 ngày.

Cấu trúc của lớp biểu bì tạo ra hàng rào giữ nước tự nhiên cho da. Lớp corneocyte (lớp sừng) có thể hấp thu lượng nước gấp 3 lần trọng lượng của chúng. Nếu hàm lượng nước của lớp sứng xuống thấp hơn 10%, nó không còn mềm dẻo và tạo ra bong tróc da. 

1.2. Dermis (lớp hạ bì)

Lớp hạ bì có độ dày thay đổi khác nhau tùy từng vùng da, từ 0.6-3mm. Nó nằm dưới lớp biểu bì, bao gồm hai lớp.

      - A thin papillary layer (lớp nhú mỏng): Là lớp nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ dày khoảng 0,1mm. Trên bề mặt có những gai hình nón, ăn sâu vào trong lòng lớp biểu bì. Nó chứa các sợi collagen mỏng sắp xếp lỏng lẻo.

      - A thicker reticular layer (lớp lưới dày hơn): Chứa các bó collagen chạy song song bề mặt da.  

Lớp hạ bì được tạo bởi các nguyên bào sợi (fibroblast), sản xuất collagen, elastin và các proteoglycan cấu trúc, cùng với các đại thực bào có chức năng miễn dịch. Các sợi collagen chiếm 70% trọng lượng lớp hạ bì, tạo ra độ dẻo dai cho da. Elastin giúp duy trì độ đàn hồi trong khi proteoglycan cung cấp độ nhớt và độ ẩm cho da. Ngoài ra, gắn trong mô sợi của lớp hạ bì là mạch máu, hệ bạch huyết, các sợi thần kinh và tế bào thần kinh, tuyến mồ hôi, nang lông và một ít cơ vân.

1.3. Hypodermis

Nằm bên dưới lớp biểu bì và hạ bì, bao gồm chủ yếu là chất béo, mạch máu và thần kinh. Lớp này đóng vai trò như một tấm đệm và bảo vệ cho cơ thể.

1.4. Một số cấu trúc quan trọng trong cấu trúc da

Tuyến bã nhờn: sản xuất sebum (dầu) tạo ra lớp màng chống thấm nước trên da, giúp giữ nước và ngăn ngừa các chất kích thích từ bên ngoài xâm nhập vào da.

Dermal Epidermal Junction (DEJ): DEJ nằm giữa lớp biểu bì và hạ bì, là một mạng lưới các mạch máu giúp các chất dinh dưỡng đi từ lớp hạ bì đến lớp biểu bì. DEJ rất quan trọng trong việc điều chỉnh độ mịn màng của làn da cũng như những yếu tố gây ra những vết nhăn hoặc lỗ chân lông. Càng lớn tuổi, DEJ càng mỏng làm cho da dễ bị chảy xệ.

Collagen: Là một protein cần thiết giúp tạo nên cấu trúc cho da. Collagen mất đi hình thành nên các nếp nhăn trên da. Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân số một phá hủy Collagen.

Elastin: Là một protein cần thiết giúp da có khả năng đàn hồi. Elastin mất đi làm da bị chảy xệ. Ánh nắng mặt trời và sự lặp đi lặp lại các biểu hiện trên gương mặt (như cười, nhăn trán, nhíu mày…) là nguyên nhân phá hủy Elastin.

II. CÁC LOẠI DA 

2.1. Da thường (Normal Skin)

Lớp biểu bì: Lớp biểu bì ở mức bình thường. Các tế bào sắc tố sản xuất Melanin ở mức độ cân bằng.

Lớp hạ bì: Collagen và Elastin khỏe mạnh tạo ra cấu trúc da khỏe mạnh và đàn hồi.

Tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu vừa phải giúp giữ ẩm cho da mà không bị nhờn 

2.2. Da khô (Dry Skin)

Lớp biểu bì: Lớp trên cùng mỏng và bong tróc do thiếu nước. Các tế bào cũ không tự bong ra, mà dính lại với nhau ngăn cản tế bào da mới di chuyển đến lớp ngoài cùng.

Tuyến bã nhờn không sản xuất đủ dầu để giữ ẩm cho da, làm da bị mất nước.

2.3. Da dầu (Oily Skin)

Lớp biểu bì: Lớp trên cùng dày, làm các tế bào dính vào nhau và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Tuyến bã nhờn to hơn do tiết ra lượng dầu dư thừa, làm cho da bị bóng nhờn.

2.4. Da hỗn hợp (Combination Skin)

Do sự phân bố không đồng đều của tuyến bã nhờn dẫn đến khô hoặc dầu ở một số vùng da khác nhau.

Bài viết tổng hợp thông tin từ Dermatology, An Illustrated Colour Text, Skinceutical.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Những điều cần biết về Vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, được sử dụng trong da liễu để điều trị và phòng ngừa lão hóa da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin C cũng được sử dụng để điều trị và cải thiện chứng nám da, tăng sắc tố da. Tuy nhiên, Vitamin C thường không ổn định (do tính oxy hóa mạnh) và khó hấp thu trên da với liều lượng tối đa, do đó, đã có nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra các hợp chất Vitamin ổn định hơn cũng như các phương pháp mới giúp hấp thụ tốt Vitamin C trên da.

Vitamin C Kara Floss

Giới thiệu

Acid ascorbic, hay thông dụng gọi là Vitamin C, là một chất chống oxy hóa tự nhiên; hầu hết các loài thực vật và động vật có khả năng tự tổng hợp Vitamin C trong cơ thể. Tuy nhiên, người và một số động vật có xương sống khác thiếu enzyme L-glucono-gamma lactone oxidase nên không thể tự tổng hợp Vitamin C trong cơ thể. Vì thế, bù lại, chúng ta phải lấy Vitamin C từ các nguồn tự nhiên bên ngoài như trái cây họ cam chanh, các loại rau cải xanh, dâu tây, đu đủ ...

Gắn với sự tìm ra vitamin C phải nói đến bệnh Scorbut. Đây đã từng là một chứng bệnh nan y ảnh hưởng đến rất nhiều người được ghi nhận từ thời Ai Cập và La Mã cổ đại. Người mắc bệnh này sẽ bị chảy máu nướu răng, xuất huyết dưới da, thâm tím cơ thể và dần dần tử vong. Thế rồi khi một số nhà khoa học đầu tiên chú ý thấy rằng một số thủy thủ khi theo tàu đi xa và có các loại trái cây như cam, chanh thì không mắc bệnh, trong khi số khác thì có đã dẫn đến một loạt các nghiên cứu tìm hiểu và kết quả là năm 1937, bác sĩ Albert Szent Goyrgi đã được trao giải Nobel do đã cô lập được Vitamin C và xác định vai trò của nó đối với bệnh Scorbut.  Tên gọi “Ascorbic acid” với nghĩa gốc “Ascorbut” – không bị Scorbut – của vitamin C ra đời từ đó.

Đồng phân quay trái với tên gọi L-ascorbic acid (LAA) là dạng hoạt động hóa học của Vitamin C. Trong tự nhiên, Vitamin C được tìm thấy dưới dạng hỗn hợp 2 đồng phân khác nhau, D và L, tuy nhiên, chỉ có L-AA là có tác động sinh học. Và bởi do sự hấp thụ Vitamin C kém tại ruột. đi kèm với tác động yếu ớt trên da khi được dùng qua đường uống mà các chế phẩm bôi hoặc thoa trực tiếp vitamic C lên da được ưa chuộng do mang lại hiệu quả cải thiện và chăm sóc làn da rất cao.

Đặc tính hóa học của Vitamin C

Vitamin C Kara Floss C21.5
Serum Pure Vitamin C 21.5 Advanced Serum

Vitamin C là chất chống oxy hóa hoạt động mạnh mẽ trên da, giúp bảo vệ da trung hòa và chống lại các gốc oxy hóa gây hại (Reactive oxygen species – ROS). Các gốc ROS này thường xuyên được tạo ra do tác động của các yếu tố như chế độ ăn mất cân bằng, nhiều dầu mỡ, tia UV từ ánh nắng mặt trời, các hóa chất công nghiệp như thuốc nhuộm, tẩy trong quần áo, hoặc đơn giản khi cơ thể bị mất nước. Nếu không có một cơ chế hóa giải các gốc oxy hóa này thì chúng sẽ làm thay đổi thuộc tính màng tế bào, các protein và đặc biệt là suy giảm tổng hợp và chất lượng collagen. Điều này biểu hiện ra ngoài bằng tình trạng lão hóa, thâm, sạm nám, làm mất tính đàn hồi và tổn thương da không hồi phục được.
Từ hoạt tính chống oxy hóa này mà vitamin C có các tác động đáng kể sau:

1. Vitamin C giúp chống lại tác hại của ánh sáng mặt trời lên da


Như đã nói, tia UV, gồm UVA và UVB, tạo ra các gốc oxy hóa gây hại. Tia UVA xuyên vào lớp hạ bì sâu gấp 30-40 lần so với tia UVB gây ra đột biến và phá hủy collagen, elastin, proteoglycans và các cấu trúc tế bào da khác. Trong khi đó, tia UVB gây ra cháy nắng, ROS, đột biến biểu bì và ung thư da. Kem chống nắng khi dùng đúng cách ngăn ngừa ban đỏ do tia UV và đột biến gây ra ung thư da. Tuy nhiên, kem chống nắng chỉ có hiệu quả ngăn chặn được 55% các gốc tự do sản sinh trong da do tiếp xúc với tia UV. Để tối ưu hóa việc bảo vệ làn da, cần phải sử dụng kem chống nắng kết hợp với chất chống oxy hóa dạng bôi, đặc biệt như vitamin C. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, chế phẩm bội Vitamin C nồng độ 10% có thể làm giảm đỏ da do UVB tới 52% và giảm sự hình thành các tế bào cháy nắng đến 40-60%.

2. Vitamin C giúp tăng cường tổng hợp và cải thiện chất lượng collagen


Bên cạnh khả năng bảo vệ da, Vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp và tái tạo collagen. Rất nhiều nghiên cứu đã xác nhận sự cần thiết của Vitamin C trong chu trình tổng hợp và tăng chất lượng các phần tử collagen. Thực tế cho thấy, Vitamin C đóng vai trò như một coenzym cho prolysin và lysin hydroxylase, các enzym chịu trách nhiệm cho việc ổn định và tạo liên kết chéo giúp bền hóa các phân tử collagen. Không những thế, vitamin C còn kích thích quá trình peroxy hóa lipid tạo ra malondialdehyde và chất này, đến lượt nó, thúc đẩy biểu hiện của gen chỉ huy tổng hợp và điều chỉnh colagen.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng việc sử dụng thoa Vitamin C làm tăng sản xuất collagen ở người trẻ cũng như người già.

3. Vitamin C giúp điều hòa và cải thiện sắc tố làn da


Da nám và sạm đi là do sự gia tăng tổng hợp melanin từ các tế bào sắc tố (melanocytes) khi chúng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Về cơ bản, đây là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể khỏi tác động nghiêm trọng hơn của các tia cực tím. Tuy nhiên, đổi lại làm mất tính thẩm mỹ của sắc da.

Hiện có rất nhiều hoạt chất được sử dụng để làm trắng da được chia làm 02 nhóm: Nhóm một có tác động gây độc lên tế bào sắc tố và nhóm hai giúp ngăn chặn và điều hòa quá trình sinh tổng hợp quá mức melanin.  Vitamin C thuộc vào loại thứ hai; chất này tương tác với các ion tại vị trí chuyên biệt và ức chế sự hoạt động của các enzyme tyrosinase – enzyme quyết định trong hình thành melanin – từ đó làm giảm sự hình thành melanin. Vitamin C cũng hoạt động trên các tế bào sắc tố quanh nang lông. Tuy nhiên, do tính không ổn định mà chỉ một số ít các chế phẩm chọn lọc có thể mang lại hiệu quả này. Một số loại mỹ phẩm không đáng tin cậy thường hay đưa vào thêm các chất thuộc nhóm 1 – gây độc tế bào, tẩy và bào mòn da – để tạo hiệu quả nhanh chóng nhưng hậu quả không lường.

4. Vitamin C có hoạt tính kháng viêm


Vitamin C do mang tính khử tự nhiên nên có hoạt tính kháng viêm tốt nên được sử dụng hỗ trợ điều trị các tình trạng như mụn trứng cá và rosacea. Nó còn có thể thúc đẩy làm lành vết thương và cải thiện tính chất làn da mới.

Các loại vitamin C

Vitamin C hiện có sẵn trên thị trường trong nhiều loại kem, serum và các chất thẩm thấu qua da. Trong số này, chỉ có serum là chứa dạng hoạt động của vitamin C, tức L – Ascorbic acid (LAA).

Vitamin C – LAA -  gần như không màu, khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị oxy hóa thành Dehydro Ascorbic Acid (DHAA) có màu vàng đến cam. Để ổn định LAA này cần duy trì độ pH dưới 3,5. Ở độ pH này, các điện tích trên phân tử được vận chuyển linh hoạt trong lớp sừng, giúp vitamin hấp thu vào da tốt hơn.

Thực tế nghiêm cứu cho thấy hiệu quả của Vitamin C tỷ lệ thuận với nồng độ, tức là nồng độ càng cao, hiệu quả càng lớn, tuy nhiên giới hạn nồng độ không được quá 20%. Vượt quá nồng độ này, da không thể hấp thu vitamin C hơn được nữa và trở nên vô ích.

Do da sinh trưởng và lớp cũ được thay thế bằng lớp mới hằng ngày, nên việc duy trì Vitamin C mỗi 8 giờ (tức mỗi ngày có 24 giờ cần bôi vitamin C ít nhất 3 lần/ngày) là rất cần thiết trong việc chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Do tia UV làm giảm nồng độ Vitamin C, nên cần bôi trước khi và cả sau khi ra nắng để đảm bảo hiệu quả của Vitamin C. Vitamin C sử dụng kết hợp với Vitamin E giúp tăng hoạt động của Vitamin C lên 4 lần. Ngoài ra Vitamin C sử dụng kết hợp với tyrosine, zinc được chứng minh là làm tăng sinh khả dụng của Vitamin C lên gấp 20 lần.

Có rất nhiều loại kem với dẫn xuất của Vitamin C trên thị trường và điều quan trọng là người tiêu dùng nên biết cách lựa chọn loại nào cho tác động an toàn và hiệu quả Vitamin C:

             - Magnesium ascorbyl phosphate (MAP): là ester vitamin C ổn định nhất và được yêu thích nhất. Phân tử thân dầu này được dễ dàng hấp thụ vào da cho tác dụng dưỡng ẩm trên da và làm giảm sự mất nước qua biểu bì. Nó cũng là một gốc tự do giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và làm tăng sản xuất collagen.

Các dẫn xuất este hóa ổn định khác gồm:

             - Ascorbyl palmitate 6: một gốc tự do tan trong dầu được thủy phân trong cơ thể thành Vitamin C hoạt động và acid palmitic. 

             - Disodium isostearyl 2-0 L-ascorbyl phosphate (VCP-IS-Na): một dẫn xuất đáng tin cậy và phổ biến của Vitamin C với một chuỗi alkyl C8 thân dầu giúp tăng tính thấm hoạt chất qua các lớp biểu bì 

             - Tetraisopalmitoyl ascorbic acid: một pro - vitamin tan trong dầu đang trong qúa trình nghiên cứu.

      Tác dụng phụ của việc bôi Vitamin C

      Vitamin C phần lớn an toàn để sử dụng hàng ngày với thời gian dài. Nó có thể được sử dụng kết hợp với kem chống nắng, các chất chống lão hóa phổ biến khác như AHA,  BHA, tretinoin, và các chất chống oxy hóa khác như vitamin E ... Vitamin C rất hiếm khi gây ra cảm giác châm chích hoặc làm khô da, và các triệu chứng này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách sử dụng các chất làm ẩm.


      Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

      Làm cách nào để xác định mức độ bức xạ UV?

      Bức xạ UV có nhiều tác hại đối với cơ thể con người. Do đó, để có thể bảo vệ tốt cho làn da và cơ thể, ta cần phải biết mức độ bức xạ của tia UV trong không khí.


      Người ta đo mức độ bức xạ của tia UV bằng chỉ số UV Index (UVI). UV Index càng cao, khả năng tác động đến da và mắt càng lớn, và thời gian gây ra tác động càng ngắn.

      UV index

      Ý nghĩa của UV Index:
      • 0-2: Bạn có thể tự do vui chơi bên ngoài mà không cần phải lo về tia UV
      • 3-7: Nên ở trong bóng râm lúc giữa trưa (từ 10-14h), trang bị thêm áo, mũ, kem chống nắng đầy đủ
      • Trên 8: Tránh ở bên ngoài lúc giữa trưa (từ 10-14h), phải ở dưới bóng râm, mặc áo dài tay, mũ rộng vành và dùng kem chống nắng.


      Bạn có biết mức độ bức xạ UV tại Việt Nam là bao nhiêu?

      Dưới đây là bảng số liệu thể hiện mức độ bức xạ cao nhất tại các thành phố trong các ngày 21 của các tháng trong năm. Ở Việt Nam được do tại thành phố Hà Nội. UV Index đo được trong khoảng từ 6-12. Ngoài ra, các thành phố châu Á khác như Bangkok, Singapore cũng có UVI rất cao. Do đó, các bạn cần chú ý chống nắng đầy đủ, đặc biệt cho da mặt nhé.

      UV Index
      UV Index tại các thành phố (Số liệu từ WHO)

      UV Index phụ thuộc vào những yếu tố nào?

      • Độ cao của mặt trời: Mặt trời càng đứng bóng, mức độ bức xạ UV càng lớn. Bức xa UV thay đổi theo thời gian trong ngày và trong năm, với mức tối da vào khoảng giữa trưa trong những tháng mùa hè.
      • Vĩ độ: càng gần xích đạo, bức xạ UV càng cao
      • Độ che phủ của mây: bức xạ UV cao nhất khi trời quang đãng. Tuy nhiên, ngay cả khi trời có mây, bức xạ UV vẫn ở mức cao do sự tán xạ tia UV bởi các phân tử nước và các hạt mịn trong tầng khí quyển.
      • Độ cao so với mực nước biển: càng ở cao, tầng khí quyển càng lọc được ít bức xạ UV. Với mỗi 1,000m tăng cao so với mực nước biển, mức độ UV tăng khoảng 10-12%.
      • Tầng ozone: ozone hấp thụ một phần bức xạ UV trong ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất. Mức độ Ozone thay đổi theo năm và thậm chí theo ngày.
      • Sự phản xạ của bề mặt: bức xạ UV có thể được phản xạ hoặc tán xạ ở nhiều mức độ khác nhau bởi các bề mặt khác nhau. Tuyết có thể phản xạ đến 80% lượng bức xạ UV, bãi biển khô là 15% và bọt biển là 25%.
      UV Index cac yeu to anh huong

      Lựa chọn kem chống nắng như thế nào? 

      Để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, các bạn cần chú ý sử dụng kem chống nắng đầy đủ. Dưới đây là các chất chống nắng được FDA cho phép sử dụng trong các sản phẩm chống nắng. Chemical Absorbers là thành phần trong kem chống nắng hóa học và Physical filters là thành phần trong kem chống nắng vật lí.

      FDA-Approved Sunscreens
      Active Ingredient/UV Filter Name
      Range Covered
      UVA1: 340-400 nm
      UVA2: 320-340 nm
      UVB: 290-320 nm
      Chemical Absorbers:
      Aminobenzoic acid (PABA)
      UVB
      Avobenzone
      UVA1
      Cinoxate
      UVB
      Dioxybenzone
      UVB, UVA2
      Ecamsule (Mexoryl SX)
      UVA2
      Ensulizole (Phenylbenzimiazole Sulfonic Acid)
      UVB
      Homosalate
      UVB
      Meradimate (Menthyl Anthranilate)
      UVA2
      Octocrylene
      UVB
      Octinoxate (Octyl Methoxycinnamate)
      UVB
      Octisalate ( Octyl Salicylate)
      UVB
      Oxybenzone
      UVB, UVA2
      Padimate O
      UVB
      Sulisobenzone
      UVB, UVA2
      Trolamine Salicylate
      UVB
      Physical Filters:
      Titanium Dioxide
      UVB, UVA2
      Zinc Oxide
      UVB,UVA2, UVA1

      Bài viết sử dụng thông tin từ WHO.

      Tia UV và ảnh hưởng đến của nó đến làn da và sức khỏe

      Tia cực tím (tia UV) là bức xa điện từ có bước sóng từ 100nm đến 400nm, ngắn hơn ánh sáng thường nhìn thấy được và dài hơn tia X quang. Tia UV có nhiều trong ánh sáng mặt trời, đèn hàn và các loại đèn đặc biệt.

      UV va tac hai

      Tia UV được chia thành 3 dải:
      • UVA (315-400 nm)
      • UVB (280-315 nm)
      • UVC (100-280 nm)

      1. Phân loại tia UV

      Khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển, tất cả tia UVC và 90% UVB được hấp thụ bởi tầng ozone, hơi nước, khí oxy và khí carbonic. Bức xạ UVA ít bị ảnh hưởng bởi tầng khí quyển. Tia UV chiếu đến bề mặt Trái đất gồm 2 loại là UVA và UVB.

      UV va tac hai
      UVA:

      Tia UVA chiếm 90-95% lượng bức xạ UV chiếu đến mặt đất. UVA và có thể xuyên qua mây, cửa kính và quần áo mỏng. Do đó, UVA có mặt trong suốt thời gian trong ngày và mọi ngày trong năm, kể cả trong những ngày trời râm. Tia UVA ảnh hưởng sâu vào da hơn UVB và gây nên tác động lâu dài và hầu như không thể khắc phục được, gây nên sạm da, quá trình lão hóa da và hình thành các nếp nhăn.

      UVB:

      Tia UVB chỉ chiếm 5-10% lượng bức xạ UV chiếu đến mặt đất. UVB mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10-16h và không thể xuyên qua lớp cửa kính. UVB mang năng lượng cao gây cháy bề mặt biểu bì – cháy nắng và sạm da.

      Cả hai loại UVA và UVB đều có thể gây ung thư da bằng cách phá hủy tế bào da và làm thay đổi DNA.

      Tia UV còn bị phản chiếu bởi mặt đất, mặt nước, do đó, hầu như tia UV xuất hiện ở tất cả mọi nơi vào ban ngày.

      2. Ảnh hưởng của tia UV

      Tia UV trong ánh sáng mặt trời vừa có lợi ích cũng như có tác hại đối với cơ thể con người. Các lợi ích của tia UV bao gồm:

      • Kích thích quá trình sản xuất vitamin D ở da với tỉ lệ lên đến 1,000 IU/phút. Phần lớn tác dụng tích cực của tia UV liên quan đến việc sản xuất vitamin D, giúp điều chỉnh sự chuyển hóa canxi (có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thần kinh và cấu trúc xương), khả năng miễn dịch, tăng sinh tế bào, bài tiết insulin và huyết áp.
      • Chữa trị các loại bệnh về da như Eczema, vảy nến…
      • Kích thích não sản sinh ra tryptamines có tác dụng cải thiện tâm trang.
      • Khử trùng và diệt khuẩn.
      Tuy nhiên, tia UV gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, đặc biệt là trên da:

      Xem thêm: Làm thế nào để xác định mức độ bức xạ UV?

      Những tác hại khi tiếp xúc với tia UV gồm tác dụng cấp tính và mãn tính. Các ảnh hưởng cấp tính của UVA và UVB thường ngắn và có thể phục hồi được như cháy nắng (hay ban đỏ) và sạm da. Các ảnh hưởng lâu dài của tia UV nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nhiều, có thể đe dọa tính mạng, bao gồm quá trình lão hóa của da, ức chế hệ thống miễn dịch, tổn thương mắt và ung thư da.

      UV va tac hai chay nang

      Cháy nắng (Ban đỏ)

      Cháy nắng (hoặc ban đỏ) là hiện tượng đỏ da, do sự gia tăng lưu lượng máu trong da, gây ra bởi sự giãn nở của các mạch máu ở lớp hạ bì do sự tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài. Lượng bức xạ UV cao có thể gây ra phù nề, đau đớn, phồng rộp, lột da một vài ngày sau khi tiếp xúc. Bức xạ UVB là tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ngày, UVA góp phần 15-20% gây ra hiện tượng cháy nắng trong các tháng màu hè. Mặt, cổ và thân người dễ bị cháy nắng gấp 2-4 lần so với chân tay. Cháy nắng đạt mức độ tối đa trong từ 8-12 giờ sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời và mất dần trong 1-2 ngày.

      Rám nắng (sạm da)

      Hiện tượng này được chú ý thấy trong 1-2 ngày sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời và tăng dần trong nhiều ngày liên tục trong nhiều tuần hoặc tháng. Đó là do sự tăng số lương melanocyte (tế bào sản sinh sắc tố) dẫn đến tăng hoạt động của enzyme tyrosinase. Điều này dẫn đến sự hình thành melanin mới và tăng số lượng các hạt melanin trên khắp các lớp biểu bì. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng còn làm tăng sinh biểu bì. Đối với những người bị mụn, tăng sinh biểu bì làm tăng lượng chất bã trên da, gây tắc lỗ chân lông và làm tình hình càng nghiêm trọng.

      Lão hóa da

      Một trong những tác dụng lâu dài do tiếp xúc thường xuyên với bức xạ UV là quá trình lão hóa sớm của da. Những dấu hiệu lâm sàng gồm có: khô da, nếp nhăn, chảy xệ, mất độ đàn hồi, các đốm đen. Nguyên nhân của việc này là do sự thoái hóa elastin và collagen. Sự thay đổi này tích tụ theo thời gian và phần lớn là không thể đảo ngược. Người ta tin rằng 80% quá trình lão hóa da có thể xảy ra trong vòng 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Bức xạ UVA là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lão hóa da.

      UV va tac hai lao hoa
      Ảnh trái: Lão hóa da bình thường,
      Ảnh phải: Lão hóa da sớm do ánh sáng mặt trời
      Gây hại cho mắt

      Tiếp xúc tia UV gây tổn thương giác mạc, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, tia UV còn có thể gây ra u ác tính trong mắt.

      Bên cạnh đó, bức xạ UV còn gây ức chế hệ thống miễn dịch, ung thư da, ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

      Bài viết tổng hợp thông tin từ WHO và Cancer research

      Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

      Sự thật về Alcohol trong mĩ phẩm?

      alcohol in cosmetic


      Chắc có lẽ bạn cũng đã nghe nhiều về tác hại của Alcohol lên da. Vậy sự thật là như thế nào?

      Alcohol dùng để chỉ một nhóm các hợp chất hữu cơ được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong các sản phẩm chăm sóc da. Có loại Alcohol tốt, và cũng có loại gây tác hại xấu cho da.

      Các loại Alcohol tốt cho da:

      Đó là các loại fatty alcohol (rượu béo), bao gồm: cetyl alcohol, stearyl alcohol. Fatty alcohol được sử dụng như chất làm mềm và chất làm đặc trong các sản phẩm chăm sóc da. Fatty alcohol được chứng minh là rất có lợi cho da khô.

      Các loại Alcohol gây hại cho da:

      Các phần phía sau của bài viết xin được tập trung nói về các loại Alcohol gây hại cho da.

      Các loại Alcohol gây hại là loại có khối lượng phân tử nhỏ, có thể làm khô và gây kích ứng da, bao gồm: ethanol, denatured alcohol, ethyl alcohol, methanol, isopropyl alcohol, SD alcohol and benzyl alcohol. Các loại Alcohol này làm khô và kích ứng da, cũng như tạo ra các gốc tự do làm phá vỡ lớp bảo vệ của da. 

      Alcohol được rất nhiều công ty mĩ phẩm trên thế giới sử dụng làm thành phần trong các sản phẩm của họ. Có hai lí do chính sau đây:

      - Alcohol có thể làm một sản phẩm dưỡng ẩm đặc trở nên nhẹ hơn, tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.

      - Các chất làm nhiệm vụ bảo vệ da (gồm lipid, enzyme và các chất chống oxy hóa) khiến cho các dưỡng chất trong những sản phẩm dưỡng da rất khó được hấp thụ. Alcohol giúp các chất như retinol, Vitamin C thâm nhập vào da hiệu quả hơn bằng cách phá vỡ những thành phần có nhiệm vụ bảo vệ da.

      Tuy nhiên, khi Alcohol bay hơi, nó ngay lập tức gây hại cho da và tạo ra chuỗi phản ứng dây chuyền lâu dài sau đó. Khi Alcohol phá hủy lớp màng ngoài của da (và dĩ nhiên nó bay hơi), nó làm da mất khả năng ngăn cản nước và các chất tẩy rửa thấm sâu, và do đó càng làm bào mòn da.

      Vì sao Alcohol thường được sử dụng để rửa vết thương?

      Ngày nay, hầu hết các chuyên gia y tế đều không sử dụng Alcohol để làm sạch vết thương, vì người ta nhận ra rằng Alcohol không hiệu quả trong việc khử trùng vết thương. Sử dụng Alcohol cho các vết thương hở làm cho vết thương trở nên tồi tệ, các bác sĩ thường chỉ rửa vết thương với dung dịch muối hoặc i-ốt. Ngoài ra, Alcohol còn bị cho rằng gây hại cho các mô và làm vết thương lâu lành hơn.

      Alcohol với da dầu và mụn.

      Alcohol có hai lợi ích đối với da mụn và/hoặc da dầu:

      - Alcohol tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt da
      - Alcohol nhanh chóng loại bỏ chất nhờn trên da.

      Các nghiên cứu cho thấy, các sản phẩm trị mụn chứa Alcohol làm tăng kích ứng và làm da khô. Điều này càng làm việc loại bỏ mụn càng khó khăn hơn. Đối với những người có da dầu, Alcohol kích thích sản sinh dầu tại các lỗ chân lông, dẫn đến việc người dùng ngày càng có nhiều dầu trên da hơn.

      Vậy thật sự Alcohol có tác hại trên da như thế nào?

      Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, một lượng nhỏ Alcohol sử dụng trên da (khoảng 3%) trong vòng 2 ngày làm tăng lượng tế bào chết lên 26%. Nó cũng phá hủy các chất trong tế bào có nhiệm vụ làm giảm viêm và bảo vệ da chống lại các gốc tự do.

      Tiếp xúc với Alcohol khiến cho các tế bào da tự hủy, càng tiếp xúc nhiều với Alcohol, làn da sẽ càng bị hủy hoại nặng hơn nữa. 

      Kết luận

      Khi nhìn thành phần sản phẩm, nếu thấy Alcohol các bạn hãy bình tĩnh xem xét đó là loại Alcohol nào. Nếu là các Alcohol có lợi (fatty alcohol) hãy yên tâm sử dụng cho làn da yêu dấu của mình. Nếu là Alcohol gây hại và là thành phần chính, đừng ngần ngại loại bỏ và lựa chọn một sản phẩm khác lành tính và an toàn hơn.

      Chúc các bạn luôn xinh đẹp.

      Bài viết có sử dụng thông tin từ Paula's Choice.